Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng: Hồ sơ và thủ tục xin

Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng: Hồ sơ và thủ tục xin

Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng: Hồ sơ và thủ tục xin

Thực phẩm chức năng đang là thực phẩm được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, ngoài việc phải công bố chất lượng sản phẩm, để tiếp thị quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng thì các doanh nghiệp phải tiến hành thêm một thủ tục nữa đó là xin giấy phép quảng cáo (giấy xác nhận nội dung quảng cáo).

1. Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là gì?

Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là loại văn bản do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu quảng cáo các sản phẩm là thực phẩm chức năng. Việc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chỉ được thực hiện sau khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng đã được thẩm định, xác nhận là đầy đủ và hợp lệ.

2. Các loại thực phẩm chức năng cần có giấy phép quảng cáo

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 15/2018/NĐ- CP, thực phẩm cần có giấy phép quảng cáo bao gồm:

2.1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:

Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;

Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;

Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.

giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

2.2. Thực phẩm dinh dưỡng

Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

2.3. Thực phẩm đặc biệt

Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.

3. Điều kiện xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 1 Thông 09/2015/TT-BYT, thực phẩm chức năng là một loại thực phẩm. Trong đời sống, thực phẩm chức năng được hiểu là các loại thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe, đồng thời làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe và ngăn ngừa các loại bệnh.

Còn theo khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Thực phẩm chức năng được thể hiện dưới dạng sản phẩm, hàng hoá để giới thiệu, phân phối đến người tiêu dùng. Vì vậy, việc quảng cáo thực phẩm chức năng là rất cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm này.

Theo điểm đ khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 và Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP, để xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng thì nội dung quảng cáo phải đáp ứng những điều kiện cụ thể sau:

- Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

- Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:

Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

- Quảng cáo thực phẩm chức năng phải có các nội dung sau đây:

Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);

Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

- Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

- Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm và các nội dung tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có); khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

4. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Thành phần hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm (Công ty Thiên Di soạn cho Khách Hàng)
  • Giấy đăng ký công bố vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm (bản sao, 2 bản)
  • Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao, 1 bản)
  • Kịch bản – Market quảng cáo (bản sao, 1 bản)

Xem thêm: Bộ hồ sơ công bố thực phẩm chức năng đầy đủ

5. Một số lưu ý về hồ sơ cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4. Mẫu hình thức quảng cáo ngoài trời khổ lớn có thể trình bày trên khổ giấy A3 hoặc khổ giấy khác và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thật.

Riêng với các sản phẩm thực phẩm chức năng phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Nội dung quảng cáo không được sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.

6. Hướng dẫn trình tự xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Bạn cần nộp trực tiếp tại Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung.

Thời hạn sửa đổi, bổ sung tối đa là 90 ngày.

- Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

Bước 3: Nhận kết quả

- Cá nhân, tổ chức nhận Giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng tại trụ sở Cục An toàn thực phẩm.

- Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phụ trách đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

Như vậy, việc quảng cáo thực phẩm chức năng cần sự cho phép của Cục An toàn thực phẩm. Đây là thủ tục không quá khó, cá nhân, tổ chức nếu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì có thể tự mình thực hiện.

Xem thêm: Đăng Ký Lưu Hành Thực Phẩm Chức Năng

7. Lệ phí phải nộp khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Theo quy định của Thông tư 279/TT-BTC thì mức thu cho một lần đăng ký xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là 1.100.000 VNĐ cho một sản phẩm trong một lần đăng ký. Quý khách thực hiện nộp phí sau khi nộp hồ sơ và nhận được thông báo về việc nộp phí cũng như mức phí cần phải đóng tương đương với số lượng hồ sơ mà quý khách đã nộp

Cục An toàn thực phẩm sẽ tiến hành thẩm định và phê duyệt yêu cầu của quý khách, nếu hồ sơ có sai sót mà trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, hoàn thiện hồ sơ mà quý khách không có phản hồi, hồ sơ sẽ hết giá trị và quý khách phải tiến hành làm lại thủ tục như lần đầu, phải đóng tiếp lệ phí như lần đầu thực hiện

Do vậy để tránh mất thời gian nghiên cứu hồ sơ và chi phí thực hiện, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với THIÊN DI để được Luật sư hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn quý khách chuẩn bị hồ sơ pháp lý hợp lệ, chính xác nhất

Về hình thức nộp, quý khách có thể thực hiện nộp trực tiếp tại phòng Tài chính - Kế toán của Cục an toàn thực phẩm và sau đó tải ảnh cùng số hóa đơn lên hệ thống nộp hồ sơ nhằm xác nhận việc nộp phí. Bên cạnh đó quý khách cũng có thể lựa chọn hình thức thanh toán trực tuyến qua hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia Keypay. QUý khách chỉ cần truy cập vào hệ thống và chọn loại hồ sơ cần phải đóng lệ phí, sau đó nhập thông tin về thẻ ngân hàng của quý khách và xác nhận theo từng thao tác trên hệ thống.

Khi nào màn hình của quý khách hiện "Hồ sơ đang xử lý" tức là quý khách đã nộp đầy đủ lệ phí và được xác nhận về việc nộp. Chuyên viên sẽ tiến hành xử lý hồ sơ của quý khách trên hệ thống đăng ký.

8. Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo cho thực phẩm chức năng - THIÊN DI

Nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện quảng cáo cho sản phẩm thực phẩm chức năng ngày một tăng cao và đảm bảo quyền lợi của khách hàng có nhu cầu, THIÊN DI đã triển khai tới quý khách dịch vụ pháp lý Đăng ký quảng cáo cho sản phẩm thực phẩm chức năng một cách nhanh chóng và có độ chính xác cao.

Đến với chúng tôi, quý khách sẽ được các chuyên gia có trình độ pháp lý chuyên sâu về lĩnh vực doanh nghiệp trực tiếp tư vấn và hướng dẫn quý khách cách thức để xin được giấy phép quảng cáo cho thực phẩm chức năng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, quý khách hoàn toàn có thể ủy quyền cho THIÊN DI thay quý khách trực tiếp tiến hành mọi thủ tục từ việc chuẩn bị hồ sơ cho đến nộp lệ phí và theo dõi kết quả. Với dịch vụ này, quý khách hoàn toàn có thể yên tâm về mặt pháp lý của hồ sơ bởi THIÊN DI là một tổ chức hoạt động pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm và đồng thời, quý khách sẽ giảm thiểu được chi phí rủi ro cho những lần sai sót trong quá trình tự đăng ký.

Quý khách có những thắc mắc về dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, quý khách hãy gửi yêu cầu báo phí đến thông tin sau:

9. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: 028.6293 9377- 0979 181 979- 0981 317 075

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com